Ở giai đoạn đầu của ung thư dạ dày thường không xuất hiện triệu chứng. Hoặc có một số biểu hiện nhưng thường không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh thường gặp khác. Tại Việt Nam hầu hết các trường hợp mắc bệnh được phát hiện khi tế bào ung thư đã di căn đến các cơ quan khác. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày hiện nay gồm:


1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp đóng vai trò quan trọng, chủ đạo trong điều trị ung thư dạ dày. Phẫu thuật có vai trò điều trị triệt căn trong giai đoạn sớm. Và trong giai đoạn muộn phẫu thuật để làm giảm các biến chứng như tắc nghẽn dạ dày hoặc chảy máu do ung thư.

 

Ngoài các phương pháp phẫu thuật truyền thống. Những năm gần đây ở Nhật Bản còn áp dụng phẫu thuật Robot Davinci điều trị ung thư dạ dày. Với ưu điểm:

 

  • Hạn chế tối đa các xâm lấn, tổn thương và giảm thiểu mất máu. Giúp bệnh nhân sớm hồi phục, rút ngắn thời gian nhập viện.
  • Tối đa hóa khả năng quan sát: màn hình quan sát cho hình ảnh 3 chiều trực quan, rõ nét.
  • Tái hiện chính xác các chuyển động

 

 2. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc chống ưng thư giúp tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ kích thước u. Phương pháp hóa trị có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với xạ trị sau phẫu thuật nhằm điều trị ung thư dạ dày. Phương pháp này còn được sử dụng để làm giảm các triệu chứng hoặc kéo dài tuổi thọ cho những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày tiến triển nhưng không thể tiến hành phẫu thuật.

 

 
3. Xạ trị

 Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ. Dùng các tia phóng xạ tiêu diệt tế bào ung thư. Hơn nữa, tia xạ còn làm chậm tiến triển bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng và điều trị tình trạng di căn như di căn xương. Số lần và thời gian điều trị được bác sĩ quyết định dựa trên tình trạng bệnh, sức khỏe của từng bệnh nhân.

 

4. Liệu pháp tế bào miễn dịch (PhòngĐiều trị ung thư)

 

Liệu pháp tế bào miễn dịch là phương pháp phòng & điều trị ung thư bằng cách vận dụng khả năng miễn dịch vốn có của chính cơ thể người bệnh, thông qua việc nuôi cấy ở môi trường ngoài nhằm hoạt hóa chức năng – gia tăng về số lượng các loại tế bào miễn dịch rồi đưa trở lại vào bên trong cơ thể.

 

Tại Nhật Bản, Liệu pháp tế bào miễn dịch hiện nay được coi là phương pháp điều trị thứ 4 sau các phương pháp điều trị truyền thống. Đây là phương pháp giúp bổ sung những hạn chế của các phương pháp điều trị này.

 

Ưu điểm nổi bật của liệu pháp này là:

 

  • Có thể áp dụng cho nhiều loại ung thư và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
  • Phương pháp điều trị ít tác dụng phụ
  • Có thể kết hợp cùng với các phương pháp điều trị khác như Phẫu thuật, Hóa trị, Xạ trị,… Kỳ vọng tăng hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ.
  • Điều trị ngoại trú, không cần nằm viện

 

Bệnh nhân cần đặc biệt chú ý đi kiểm tra sức khỏe ngay khi phát hiện một số dấu hiệu ung thư dạ dày sau đây:

 

  • Chướng bụng, đầy hơi: Đây là triệu chứng xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày. Người bệnh thường có cảm giác đầy bụng, buồn nôn sau khi ăn.

 

  • Sụt cân đột ngột: Đây là một trong những triệu chứng cơ bản. Dễ nhận thấy nhất khi mắc bệnh ung thư dạ dày. Người bệnh có thể giảm đến 15% trọng lượng cơ thể chỉ trong vòng vài tháng.

 

  • Chán ăn, ăn không ngon: Triệu chứng này thường đi kèm với hiện tượng khó nuốt hay cảm giác luôn bị tắc nghẽn thức ăn ở cổ họng.

 

  • Ợ chua, ợ nóng: Ợ chua, ợ nóng đi kèm cảm giác khó chịu, đau nhâm nhẩm ở dạ dày, uống thuốc sẽ thấy thuyên giảm. Đây là triệu chứng dễ lầm tưởng với căn bệnh đau dạ dày tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan.

 

  • Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết đường tiêu hóa (nôn ra máu, đại tiện phân đen thường xuyên,….). Đây là triệu chứng thường gặp ở người bị viêm loét dạ dày, đại tràng tuy vậy khi gặp triệu chứng này người bệnh cần suy xét về khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày và nên lập tức đến các cơ sở y tế để tiến hành kiểm tra.

 

Làm sao để chẩn đoán ung thư dạ dày?


Khi có những dấu hiệu như trên, người bệnh nên đi khám sớm để có chẩn đoán và phương pháp điều trị thích hợp. Phương pháp chẩn đoán thường được thực hiện như dưới đây:

 

  1. Khám lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải.
  2. Khám cận lâm sàng:
  • Nội soi dạ dày bằng ống soi mềm.
  • Siêu âm ổ bụng
  • Xét nghiệm máu cơ bản hoặc xét nghiệm phân.
  • Các chất chỉ điểm khối u: CEA, CA 72-4 và CA 19-9.
  • Sinh thiết chẩn đoán mô bệnh học
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT), MRI, PET

 

Xem thêm:

Khả năng ngăn ngừa ung thư của Fucoidan

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ UNG THƯ KHÁC

(Tổng hợp)

Tin liên quan

;