- Đột quỵ là gì?
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là một bệnh lý cấp tính, bệnh thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc suy giảm do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc nghẽn. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào trong não sẽ nhanh chóng ngừng hoạt động trong vòng vài phút.
Các triệu chứng phổ biến của đột quỵ: rối loạn trí nhớ; xuất hiện nói ngọng, khó nói, tê lưỡi; chóng mặt, đi lại khó khăn, khó cử động; khó nuốt; tê hoặc yếu cơ – đặc biệt thường xảy ra ở một bên cơ thể …
Hiện nay đây là một bệnh nguy hiểm và khá phổ biến. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể có nguy cơ bị tử vong cao. Bệnh nhân bị mắc cũng thường hay phải đối mặt với di chứng tàn tật gây hậu quả lâu dài.
- Nguyên nhân gây ra đột quỵ
Theo các chuyên gia, đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh không di truyền, tuy nhiên tiền sử gia đình có người bị đột quỵ thì đây cũng là một yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Tại sao lại như vậy?
Nguyên nhân chính gây ra đột quỵ được cho là do xơ vữa động mạch. Xơ vữa động mạch là nguyên nhân không phải có thể hình thành ngày một ngày hai, nó được tiến triển qua năm tháng do những yếu tố có liên quan mật thiết tới thói quen sinh hoạt hàng ngày như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ máu v.v.
Đây chính là lý do giải thích cho việc tiền sử gia đình có người bị đột quỵ thì sẽ có nguy cơ gây bệnh do có cùng môi trường và thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ có thể liệt kê sau đây:
- Các yếu tố không thể kiểm soát
- Tuổi tác: Bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gần gấp đôi so với người da trắng.
- Tiền sử gia đình: Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
- Các yếu tố bệnh lý
- Cao huyết áp: Cao huyết áp gây gia tăng sức ép lên thành động mạch, lâu dần khiến thành động mạch bị tổn thương dẫn đến xuất huyết não. Ngoài ra, cao huyết áp còn tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, cản trở quá trình lưu thông máu lên não.
- Béo phì, cholesterol cao: Người bị thừa cân béo phì có thể dẫn đến nhiều bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch. Tăng nguy cơ bị đột quỵ.
- Bệnh tim mạch: Người mắc các bệnh lý tim mạch có khả năng bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
- Bệnh tiểu đường: Các vấn đề liên quan đến đái tháo đường có khả năng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
- Tiền sử đột quỵ: Người có tiền sử bị đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ lần tiếp theo, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Nguy cơ này kéo dài khoảng 5 năm và giảm dần theo thời gian.
- Lối sống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
- Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.
Xơ vữa động mạch khiến cho các cục máu đông dễ dàng hình thành hơn, gây tắc nghẽn mạch máu dẫn tới đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Nếu tình trạng huyết áp cao của người bệnh không được kiểm soát, sẽ dẫn tới vỡ động mạch gây đột quỵ xuất huyết.
Ngoài ra còn có các cơn đột quỵ nhỏ do tình trạng lưu lượng máu tới não tạm thời bị cản trở (lượng máu cung cấp cho não không đủ) gây ra – hay còn gọi là cơn nhồi máu não thoáng qua. Khi lưu lượng máu về lại mức bình thường các triệu chứng đột quỵ sẽ mất đi. Đây có thể là dấu hiệu báo hiệu cho cơn đột quỵ lớn có thể xảy ra, vì vậy người bệnh cần phải chú ý nhiều hơn.
- Vậy làm thế nào để phòng ngừa nhằm giảm thiểu rủi ro bị mắc đột quỵ?
Đột quỵ là bệnh lý có thể phòng ngừa.
Nguyên nhân chính gây ra đột quỵ là xơ vữa động mạch, và các yếu tố liên quan chính đó là các bệnh có liên quan tới thói quen sinh hoạt hàng ngày như cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao v.v. Điều này cho thấy rằng bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh đột quỵ.
Bốn biện pháp phòng ngừa chính, được cho là hiệu quả cao đó là:
- Từ sau 30 tuổi chúng ta cần nắm bắt được tình trạng huyết áp của mình và chú ý điều chỉnh phù hợp
- Tạo thói quen ăn uống lành mạnh, nhiều rau, cá và ngũ cốc, hạn chế ăn mặn, hạn chế rượu bia và đồ uống có cồn
- Tạo thói quen sinh hoạt tốt, vận động phù hợp để có thể thư giãn tách khỏi công việc, không hút thuốc lá v.v.
- Sau 40 tuổi thì nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhằm đánh giá và phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường trong cơ thể
Khách hàng có thể tham khảo sử dụng các gói khám sức khỏe của Trung tâm Grandsoul Nara thông qua Grandsoul (Việt Nam) để đánh giá phát hiện được nguy cơ dẫn đến đột quỵ, từ đó có thể tiến hành các phương pháp phòng ngừa cũng như điều trị sớm, giúp mang lại kết quả điều trị tốt nhất. Hoặc khách hàng cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia y tế về các kết quả khám sức khỏe, lựa chọn điều trị thông qua việc tư vấn ý kiến y tế thứ 2 với các bác sĩ đầu ngành của Nhật.
Ngoài ra, khách hàng có thể theo dõi trang Fanpage của Grandsoul (Việt Nam) để tham khảo thêm các thông tin liên quan tới sức khỏe bổ ích khác.
https://www.facebook.com/grandsoulvietnam