Trên thế giới có trên 55 triệu bệnh nhân sa sút trí tuệ. Số người bị sa sút trí tăng lên khoảng 10 triệu ca/năm. Hơn 60% trong số ca bệnh là người sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (Công bố của WHO ngày 2/9/2021).

Hiện nay chưa có phương pháp nào đảm bảo ngăn ngừa sa sút trí tuệ. Nhưng có thể làm chậm sự phát triển của bệnh nếu có sự can thiệp phù hợp, kịp thời.

 

1. Sa sút trí tuệ và những thường thức mới

Sa sút trí tuệ là hội chứng suy giảm các chức năng liên quan đến Hệ thần kinh cấp cao. Ví dụ như: khả năng ghi nhớ, khả năng nhận thức, khả năng tư duy/ phán đoán, khả năng điều khiển hành vi, v.v.. Nó không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, tâm lý, kinh tế, quan hệ xã hội của người bệnh. Mà còn mang lại gánh nặng cho gia đình người bệnh và cho xã hội.

Căn bệnh này thường được cho là căn bệnh do tuổi già. Và chỉ được xem là một vấn đề xã hội ở các nước phát triển – các nước có tỉ lệ già hóa dân số cao. Cùng với những quan điểm như vậy, ở Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác, bệnh này vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm trong chính sách y tế. Cũng như trong ý thức của người dân.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu mới đây cho thấy đây  không còn là căn bệnh quá xa với cuộc sống của chúng ta hiện tại:Sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi

  • Có đến 55 triệu người bị sa sút trí tuệ trên toàn thế giới. Và con số này lại tăng lên khoảng 10 triệu người/ năm. Chiếm hơn 60% trong số ca bệnh này là những người sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (Công bố của WHO ngày 2/9/2021).
  • Căn bệnh này không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi. Tỉ lệ người trẻ bị sa sút trí tuệ ở độ tuổi trẻ ngày càng tăng. Thậm chí những người ở độ tuổi 30 cũng có khả năng mắc bệnh.

 

2. Biểu hiện thường gặp

Biểu hiện bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân hay mức độ tiến triển bệnh. Căn bệnh này không chỉ biểu hiện qua khả năng ghi nhớ. Mà còn liên quan đến nhiều khả năng nhận thức, khả năng tư duy cũng như khả năng hành vi khác:

  • Khả năng ghi nhớ: thường hay quên những việc đã làm, lặp lại nhiều lần một câu hỏiBệnh hay quên của người già
  • Khả năng tập trung/ tư duy: dễ bị mất tập trung; khả năng tính toán, tổ chức công việc giảm sút
  • Khả năng xác định phương hướng: bị lạc ở những nơi quen thuộc hay ở ngay chính nhà mình
  • Khả năng nhận thức không gian: gặp khó khăn trong việc nắm bắt không gian, dễ bị va chạm với những đồ vật xung quanh
  • Khả năng giao tiếp: khó khăn trong việc tìm từ ngữ khi giao tiếp; ngại tiếp xúc, trò chuyện với người khác

Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong vấn đề sinh hoạt thường ngày. Đa số người bệnh cần có sự trợ giúp của người khác. Nhiều trường hợp xuất hiện các triệu chứng tâm lý/ tâm thần như thay đổi tính cách, ảo giác, hoang tưởng.

 

3. Nguyên nhân 

Ở nhiều bệnh nhân sa sút trí tuệ, tổ chức não bộ thường cho thấy những biến đổi trên diện rộng trong các tổ chức thần kinh. Như sự chết các tế bào thần kinh hay sự tổn thương các liên kết thần kinh. Căn cứ trên nguyên nhân dẫn đến các tổn thương não bộ, có thể chia thành hai dạng:

 

Sa sút trí tuệ dạng tiến triển (do thái hóa hệ thần kinh):

Là nhóm bệnh có tình trạng tổn thương não xấu đi theo thời gian. Nhóm này phổ biến nhất là bệnh Alzheimer. Hoặc nhiều nhóm bệnh khác như Sa sút trí tuệ do nguyên nhân mạch máu não, Sa sút trí tuệ thể Lewy, Sa sút trí tuệ thùy thái dương, v.v.

Sa sút trí tuệ có thể đảo ngược:

Là nhóm bệnh hình thành do nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến như: nhiễm trùng, rối loạn miễn dịch. Hay do các vấn đề chuyển hóa, các bất thường nội tiết, thiếu dinh dưỡng, thiếu oxy não, các bệnh lý như tụ máu dưới màng cứng, bệnh lý tim phổi, v.v.

 

4. Giai đoạn MCI (Suy giảm nhận thức nhẹ)

Giai đoạn MCI hay Suy giảm nhận thức nhẹ (hay còn được gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau như Sa sút trí tuệ giai đoạn sớm, Tiền suy giảm nhận thức) là giai đoạn trung gian giữa hoạt động nhận thức bình thường và giai đoạn đã tiến triển thành sa sút trí tuệ. Ở giai đoạn này, bệnh nhân đã xuất hiện các dấu hiệu suy giảm nhận thức. Nhưng thường không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Giai đoạn MCI này hình thành từ nhiều nguyên nhân, có thể do sự thái hóa thần kinh tự nhiên. Hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý khác.

Theo các thống kê ở Nhật, 10% bệnh nhân thuộc giai đoạn MCI nếu không có sự can thiệp nào, trong vòng 5 năm sẽ tiến triển thành bệnh Sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, nếu có sự can thiệp sớm và kịp thời nhất là trong giai đoạn này, có thể giúp bệnh nhân đẩy lùi sự phát triển của bệnh.

 

5. Phương pháp phòng ngừa và điều trị
Như đã nêu ở các phần trước, căn bệnh này được cho là một bệnh nan y. Hiện nay, chưa có nhiều phương pháp điều trị cho thấy hiệu quả. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm – đặc biệt là khi bệnh nhân ở giai đoạn MCI (giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ). Và có những biện pháp can thiệp kịp thời có thể mang lại hiệu quả tích cực trong việc đẩy lùi sự phát triển của căn bệnh này.

Việc áp dụng liệu pháp nào còn tùy thuộc vào loại bệnh lý và tình trạng của bệnh nhân. Về cơ bản có thể kể đến các liệu pháp can thiệp, điều trị sau:

    • Ức chế cholinesterase (enzym thủy phân acetylecholin). Qua đó làm tăng mức độ dẫn truyền hóa học các thông tin liên quan đến trí nhớ và khả năng phán đoán.
    • Memantine: điều chỉnh hoạt động của glutamate. Đây là một chất hóa học có liên quan đến các chức năng não như khả năng học tập và ghi nhớ.
    • Các thuốc ngăn chặn, ức chế sự hình thành amyloid-beta. Đây là hướng điều trị đang được quan tâm nghiên cứu. Nhưng vẫn chưa có thuốc nào cho thấy hiệu quả rõ rệt.
    • Các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết: thuốc an thần trong trường hợp mất ngủ.
  • Các loại chất bổ sung hỗ trợ chức năng não, gồm nhiều loại như

– Các chất chống oxy hóa chống lại gốc tự do gây hại tế bào: có thể kể đến vitamin C, vitamin E, beta-  caroten (tiền vitamin A); khoáng chất selen.

– Thảo dược Ginkgo biloba (bạch quả chứa bioflavonoid)

– Vitamin nhóm B giúp hỗ trợ hoạt động của tế bào não. Đặc biệt là vitamin B6, B12 và axit folic.

– Axit béo omega-3: cần thiết cho việc xây dựng và duy trì các tế bào thần kinh.

  • Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc và thực phẩm bổ trợ. Bệnh nhân cũng cần được kết hợp điều trị với các phương pháp không sử dụng thuốc. Như việc thay đổi lối sống/ môi trường sống, thực hiện vật lý trị liệu thao tác (gồm nhiều hoạt động như liệu pháp vận động, liệu pháp hồi tưởng, liệu pháp âm nhạc, liệu pháp kích thích các giác quan, v.v.

 

6. Hướng điều trị mới đang được chú ý:

Điều trị MCI – Sa sút trí tuệ bằng Liệu pháp tế bào gốc

Tế bào gốc là tế bào có khả năng phân hóa thành tế bào thần kinh. Cũng như nhiều loại tế bào cấu tạo nên các mô, tổ chức quan trọng trong cơ thể. Tế bào gốc có khả năng tìm kiếm và tập trung đến các khu vực bị tổn thương (tính năng homing). Tại đó chúng làm nhiệm vụ phục hồi kết cấu tổ chức và chức năng của hệ thần kinh. Thông qua việc: tăng sinh tái tạo lại mạch máu, giảm viêm, thúc đẩy sự hình thành của tế bào thần kinh và mạng lưới dẫn truyền thần kinh bị tổn thương.

Với những hiệu quả đa tầng này, Liệu pháp tế bào gốc được đặt nhiều kỳ vọng. Đặc biệt là trong việc cải thiện các triệu chứng các bệnh liên quan đến Não – thần kinh nói chung cũng như cải thiện, đẩy lùi sự phát triển của các rối loạn chức năng nhận thức nói riêng.

Trung tâm Grandsoul NaraTrung tâm Grandsoul Nara – Nhật Bản là một cơ sở điều trị đã được Bộ Y tế Nhật Bản cấp phép ứng dụng Liệu pháp tế bào gốc vào điều trị Sa sút trí tuệ. Quý vị có thể liên hệ với chúng tôi để tư vấn với chuyên viên chăm sóc khách hàng. Hoặc tư vấn trực tuyến với bác sĩ Nhật về việc điều trị của mình.

 

 

 

——– Công ty TNHH Grandsoul (Viet Nam) ——–
+ Cung cấp dịch vụ tư vấn ý kiến y tế thứ 2 (second opinion) với Bác sĩ Nhật
+ Hỗ trợ khám chữa bệnh tại Nhật Bản
+ Hỗ trợ xúc tiến chuyển giao công nghệ y học Nhật – Việt
TEL: 024-3221-6242, hoặc 0936-350-338 (Ms. Thu – chuyên viên tư vấn)

Tin liên quan

;