Ung thư dạ dày là căn bệnh thường gặp trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Những năm gần đây, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và tăng lên. Tuy nhiên số người được phát hiện ở giai đoạn sớm tại Việt Nam chưa đạt được như kỳ vọng. Bởi vì phần lớn người dân chưa có thói quen tầm soát ung thư dạ dày định kỳ để phát hiện ở giai đoạn sớm. Theo Globocan 2018, tại Việt Nam có thêm 17.527 ca mắc mới và 15.065 người tử vong vì căn bệnh này.
Khái niệm ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Đây là loại ung thư mà tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành các khối u. Ở giai đoạn tiến triển, khối u ác tính có thể lan rộng ra xung quanh và di căn, xâm lấn đến các mô, các cơ quan khác. Điều này gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí là tử vong.
Trường hợp phát hiện sớm sẽ mang lại nhiều lựa chọn điều trị. Và có tiên lượng tốt hơn những trường hợp phát hiện ở giai đoạn muộn. Khi được phát hiện sớm thông thường thì việc xử lý chỉ cần nội soi hớt niêm mạc dạ dày. Việc này cũng đã có thể nâng cao kỳ vọng tỷ lệ sống sót sau 5 năm.
Thực tế, tại nước ta tỷ lệ phát hiện sớm bệnh rất hiếm. Ung thư dạ dày chính là căn bệnh thường gặp trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Những năm gần đây, bệnh ung thư dạ dày có xu hướng trẻ hóa và tăng lên. Tuy nhiên số người được phát hiện ở giai đoạn sớm tại Việt Nam chưa đạt được như kỳ vọng. Bởi vì phần lớn người dân chưa có thói quen tầm soát ung thư định kỳ. Theo Globocan 2018, tại Việt Nam có thêm 17.527 ca mắc mới và 15.065 người tử vong vì căn bệnh này.
Tổng quan về tỷ lệ “điều trị thành công” ung thư dạ dày tại Nhật Bản
Tại Nhật với ung thư dạ dày, nếu không tái phát trong vòng 5 năm sau khi được điều trị thì được coi là “điều trị thành công”. Theo Trung tâm sàng lọc bệnh tim mạch và ung thư Osaka có 60% đến 70% ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn đầu thông qua tầm soát định kỳ.
Ung thư dạ dày cũng được xem là loại ung thư phổ biến tại Nhật Bản. Nhưng trái với Việt Nam tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân rất cao. Theo thống kê của Bệnh viện Trung tâm Ung bướu Quốc gia, tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh ung thư dạ dày là 71,4%. Tỷ lệ này ở bệnh nhân giai đoạn I là 91,2%, giai đoạn II là 80,9%, giai đoạn III là 54,7%. Ở giai đoạn muộn (giai đoạn IV) tỷ lệ này là thấp nhất chỉ chiếm 9,4%. Kết quả này chính là nhờ vào nỗ lực sàng lọc sớm cho người dân trên 40 tuổi của chính phủ.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân ung thư dạ dày thường liên quan đến các tổn thương tiền ung thư, các yếu tố môi trường, yếu tố nội sinh và yếu tố di truyền.
- Thói quen sinh hoạt: Ăn các loại thức ăn có chứa Nitrate như thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói…làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
- Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Được coi là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Hầu hết người bị nhiễm HP không bao giờ gặp các triệu chứng lâm sàng. Mặc dù bị viêm dạ dày mãn tính. Khoảng 10-20% trong số những người bị HP xâm chiếm cuối cùng phát triển thành viêm teo niêm mạc dạ dày, gây nên các tổn thương tiền ung thư.
- Các tổn thương tiền ung thư: Viêm dạ dày mãn tính kéo dài không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày. Tiếp theo các các biến đổi dị sản của tế bào, rồi các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng. Loạn sản kéo dài cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày.
- Béo phì: Người béo phì dễ bị mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường.
- Di truyền: Ung thư dạ dày liên quan tới một số hội chứng di truyền như đa polyp tuyến, bệnh ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp…
- Nhóm máu: Người nhóm máu A hay bị ung thư dạ dày hơn các nhóm máu còn lại.
- Có tiền sử phẫu thuật dạ dày trước đó: Bệnh nhân đã phẫu thuật dạ dày có nguy cơ mắc ung thư cao nhất sau 15-20 năm.
Đối tượng cần tầm soát ung thư dạ dày
- Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính.
- Người nhiễm khuẩn HP
- Tuổi cao (>50 tuổi)
- Người có thói quen ăn mặn, ăn thực phẩm bảo quản kém chất lượng.
- Có người thân trong gia đình mắc ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa…
- Người hút thuốc lá, thường xuyên uống rượu bia.
- Người có các triệu chứng nghi ngờ ung thư dạ dày: đau bụng, ợ hơi, ợ chua kéo dài,…
Những phương pháp chẩn đoán và phát hiện ở giai đoạn sớm
- Nội soi dạ dày là phương pháp quan trọng để chẩn đoán ung thư dạ dày. Bằng hệ thống nội soi hiện đại, các bác sĩ có thể quan sát một cách rõ ràng. Và phát hiện khối u nhanh chóng.
- Sinh thiết tế bào : Qua nội soi dạ dày các bác sĩ sẽ lấy một phần khối u. Sau đó sẽ quan sát mẫu bệnh phẩm qua kính hiển vi để chẩn đoán. Nó còn được biết đến với cái tên là Xét nghiệm sinh thiết.
- Xét nghiệm máu: Tại Grandsoul Nara cũng đang ứng dụng các xét nghiệm máu giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn siêu sớm. Khi nó còn chưa thể phát hiện bằng chẩn đoán hình ảnh thông thường. Ví dụ như: xét nghiệm máu Microarray. Có độ nhạy cao trên 90% đối với các loại ung thư đường tiêu hóa. Hay xét nghiệm máu Amino Index đánh giá tổng hợp nguy cơ ung thư. Năm loại ung thư đối với nam giới và sáu loại đối với nữ giới.v.v.
- Kiểm tra chẩn đoán hình ảnh dạ dày như: chụp cắt lớp vi tính (CT), MRI, PET hay chụp X-quang đường tiêu hóa với Barium. Đây là các thủ thuật kiểm tra chẩn đoán hình ảnh thông dụng.
(Tổng hợp)
Tổng đài tư vấn và giải đáp thắc mắc:
Công ty TNHH Grandsoul (Việt Nam)
+ Hỗ trợ tư vấn y tế từ xa với bác sĩ Nhật
+ Hỗ trợ khám chữa bệnh tại Nhật Bản
+ Hỗ trợ xúc tiến chuyển giao công nghệ y học Nhật – Việt
TEL: 024-3221-6242, hoặc 0936-350-338 (Ms. Thu – chuyên viên tư vấn)