Theo kết quả khám tầm soát ung thư cổ tử cung do Hiệp hội phòng ngừa ung thư Nhật Bản thực hiện tại các chi nhánh trên toàn quốc năm 2017. Số người tham gia khám tầm soát ung thư cổ tử cung là 1.275.963 người. Trong đó có 19.155 được người chỉ định đi khám chuyên sâu (tỷ lệ khám chuyên sâu 1,50%). Trong số những người được chỉ định khám chuyên sâu thì có 16.026 người đã tham gia khám chuyên sâu (tỷ lệ 83,66%). Số người được phát hiện mắc bệnh ung thư cổ tử cung qua đợt khám chuyên sâu này là 174 người (tỷ lệ 0,01%)
Ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung của phụ nữ được bao phủ bởi một lớp mô mỏng – lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của từ cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.
Việc tầm soát và phát hiện ung thư cổ tử cung tại Nhật Bản
Theo kết quả khám tầm soát ung thư cổ tử cung do Hiệp hội phòng ngừa ung thư Nhật Bản thực hiện tại các chi nhánh trên toàn quốc năm 2017. Số người tham gia khám tầm soát ung thư cổ tử cung là 1.275.963 người. Trong đó có 19.155 được người chỉ định đi khám chuyên sâu (tỷ lệ khám chuyên sâu 1,50%). Trong số những người được chỉ định khám chuyên sâu thì có 16.026 người đã tham gia khám chuyên sâu (tỷ lệ 83,66%). Số người được phát hiện mắc bệnh qua đợt khám chuyên sâu này là 174 người (tỷ lệ 0,01%)
Tại Nhật Bản cứ 10.000 người tham gia khám tầm soát ung thư cổ tử cung thì 150 người được đánh giá là “bất thường”. Và sau đó, họ được khuyên nên thực hiện thêm các kiểm tra chuyên sâu hơn. Có 125/150 người đã thực sự tiến hành các cuộc kiểm chuyên sâu . Và cứ 125 người thì có một người được phát hiện mắc bệnh ung thư cổ tử cung.
Dấu hiệu nhận biết
Ung thư cổ tử cung thường phát triển âm ỉ trong một thời gian dài (mất khoảng vài năm). Trong khoản thời gian này, các tế bào tử cung sẽ biến đổi một cách bất thường. Nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung được cho là do sự thay đổi môi trường âm đạo hoặc do nhiễm virus HPV. Sự biến dạng của các tế bào này trước khi ung thư xuất hiện được gọi là loạn sản hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung (CIN).
Dấu hiểu đầu tiên để nhận biết đó là chảy máu bất thường ở âm đạo. Ví dụ như chảy máu khi không phải là những ngày hành kinh. Thời gian dài hơn so với chu kỳ bình thường, chảy máu sau hoặc trong khi quan hệ. Khi ung thư tiến triển nặng hơn thì thường có những dấu hiệu như đau vùng chậu. Hay tiểu tiện bất thường, đau phần lưng dưới và chân bị phù. Nếu ung thư di căn đến các cơ quan lân cận hoặc các hạch bạch huyết, các khối u có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ quan đó.
Nguyên nhân chính
Hầu hết tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung là do nhiễm trùng Papillomavirus (HPV). Có hơn 170 chủng HPV khác nhau. Trong đó có khoảng 40 chủng gây bệnh ở bộ phận sinh dục. Các chủng HPV khác nhau sẽ gây bệnh ở các vùng da, niêm mạc khác nhau. Đa phần các type HPV là lành tính, chủ yếu gây mụn cóc ở ngoài da. Một số chủng virus có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe như sùi mào gà (chủng 6,11…). Và nguy cơ gây ung thư cao (type 16,18,…)
Cách phòng ngừa
- Khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần, để phát hiện sớm các bệnh phụ khoa
- Tiêm vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung: Cách này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách ngăn ngừa nhiễm các chủng vi rút HPV gây ung thư phổ biến nhất. Cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin trong vòng 6 tháng. Nữ giới trong độ tuổi 10 – 25 tuổi, chưa hoặc đã có quan hệ tình dục đều có thể tiêm ngừa.
- Xét nghiệm PAP : Xét nghiệm này giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm để điều trị kịp thời. Giúp giảm nguy cơ các bất thường này tiến triển thành ung thư. Xét nghiệm này dành cho người từng quan hệ tình dục. Và cần thực hiện thường xuyên mỗi năm 1 lần. Hoặc kết hợp xét nghiệm PAP và HPV mỗi 3 năm.
- Chung thủy 1 vợ 1 chồng.
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không đẻ nhiều con.
- Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.
- Tránh xa thuốc lá, và các chất kích thích.
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, trước và sau khi quan hệ.
Các kiểm tra/xét nghiệm sàng lọc giúp phát hiện sớm
- Xét nghiệm tế bào học âm đạo – Pap test
Xét nghiệm Pap smear còn gọi là xét nghiệm Pap hay phết tế bào cổ tử cung. Nó là một xét nghiệm tế bào học để tầm soát phát hiện ung thư cổ tử cung. Pap smear được thực hiện bằng cách thu thập và kiểm tra các tế bào ở khu vực cổ tử cung – một đoạn hẹp nằm dưới tử cung, ngay phía trên âm đạo của nữ giới.
- Xét nghiệm HPV
Phương pháp sinh học phân tử để phát hiện đoạn gen đặc hiệu của HPV (HPV-DNA) được xem là tiêu chuẩn để chẩn đoán HPV. Xét nghiệm này có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn Pap test. Nó cho phép định tuýp HPV, định nhóm HPV nguy cơ cao/thấp và định lượng HPV.
- Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư
Chất chỉ điểm ung thư (tumor marker) là những chất do tế bào ung thư hoặc các tế bào khác của cơ thể sản xuất đáp ứng với ung thư hoặc một số bệnh lành tính. Có thể phát hiện chất chỉ điểm ung thư trong máu. Hay nước tiểu, phân, tổ chức u hay các tổ chức khác. Hoặc trong dịch cơ thể của một số bệnh nhân ung thư.
- Chụp cắt lớp vi tính CT/MRI/PET
- Siêu âm cổ tử cung (Soi cổ tử cung)
Tại Nhật Bản đi khám tầm soát ung thư ở đâu?
Tại Trung tâm Grandsoul Nara. Đây là cơ sở Y tế Nhật Bản đã có trên 5 kinh nghiệm đối ứng. Cũng như điều trị cho bệnh nhân Việt Nam. Ngoài ra dịch vụ Khám sàng lọc tổng quát chuyên sâu tại Grandsoul Nara – Nhật Bản gồm nhiều hạng mục nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe một cách tổng thể và chi tiết. Nhằm phát hiện các bệnh và dấu hiệu bất thường của cơ thể. Giúp chủ động phòng và điều trị bệnh kịp thời.
Hơn thế nữa, khám tại trung tâm sẽ có y tá và phiên dịch người Việt Nam hỗ trợ. Chính vì thế Trung tâm luôn luôn nhận được sự tin tưởng. Và ủng hộ của bộ phận người Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản. Đặc biệt là những người Việt Nam sống ở Osaka, Nara, Mie.
(Nguồn: Tổng hợp)