Theo số liệu thống kê tại Nhật Bản vào năm 2018 có 122,825 ca bị chẩn đoán mắc ung thư phổi. Trong đó có 82,046 ca là bệnh nhân nam và 40,777 ca là bệnh nhân nữ. Số ca tử vong vì ung thư phổi năm 2019 tại Nhật Bản là 75,394 ca. Tỷ lệ sống sót từ 5 năm trở lên là 34.9 % (2009-2011). Ở nam giới ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong lớn thứ ba chỉ sau ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.

 

 

Ung thư phổi thường không có triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng như: ho, khạc, đờm có lẫn máu, sốt, nghẹt thở, đau tức ngực,…Không chỉ có ở bệnh nhân ung thư phổi mà nó cũng gần giống như triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp khác. Trường hợp xuất hiện một số những triệu chứng ở trên trong một thời gian dài, hãy đến các cơ sở y tế kiểm tra càng sớm càng tốt.

 

NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ PHỔI LÀ GÌ?

 

Các nghiên cứu cho thấy những người có một số yếu tố nguy cơ có khả năng phát triển ung thư phổi cao hơn. Phơi nhiễm với khói thuốc là một trong những yếu tố nguy cơ chính, góp phần gây ra hơn 80% số trường hợp ung thư phổi trên toàn cầu. Ngoài thuốc lá, các yếu tố gây ung thư phổi khác như là do di truyền, ô nhiễm không khí,…

 

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN LÀ GÌ?

 

Tại Nhật Bản để chẩn đoán ung thư phổi các bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật chẩn đoán như X-quang phổi, chụp cắt lớp vi tính (CT) và xét nghiệm máu. Ngoài ra còn có các xét nghiệm/kiểm tra khác nhằm thu thập mẫu xét nghiệm như:

  • Chọc dịch màng phổi: Dịch màng phổi (dịch từ vùng phổi) được lấy bằng cách sử dụng một kim dài và gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra.
  • Tế bào học đờm: Mẫu đờm (dịch đặc ho ra từ phổi) được thu thập và gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của tế bào ung thư.
  • Nội soi phế quản: Ống nội soi phế quản được đưa qua mũi hoặc miệng tới phổi để thu thập mẫu tế bào, sau đó mẫu này được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của tế bào ung thư.
  • Chọc hút bằng kim nhỏ: Một kim mảnh được sử dụng để thu thập mô hoặc dịch từ phổi hoặc hạch bạch huyết, sau đó các mẫu này được gửi đến phòng xét nghiệm để kiểm tra.
  • Sinh thiết mở: Thủ thuật này được chỉ định khi nghi ngờ có mô ung thư nằm ở vùng cơ thể khó tiếp cận. Một vết nhỏ được rạch ở thành ngực để tiến hành sinh thiết trực tiếp vào u phổi hoặc hạch bạch huyết.

 

Điều trị

 

Tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ lan rộng của ung thư phổi, các bác sĩ Nhật Bản sẽ tư vấn phác đồ điều trị được thiết kế riêng cho từng bệnh nhân để kiểm soát và xử trí các triệu chứng. Phác đồ điều trị được tư vấn có thể bao gồm một hoặc kết hợp nhiều phương pháp (hay còn gọi là điều trị Đa mô thức)

 

Bác sĩ Nhật Bản sử dụng các phương pháp nào để điều trị ung thư phổi?

 

 1. Phẫu thuật

 

Theo các bác sĩ tại Nhật Bản nếu ung thư đang ở giai đoạn 1 hoặc 2 và chưa lan sang các bộ phận khác trên cơ thể, bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi ung thư phổi bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ u và các hạch bạch huyết lân cận. Có thể áp dụng nhiều hình thức phẫu thuật khác nhau:

 

  • Phẫu thuật cắt thùy phổi: Cắt bỏ một phần phổi (toàn bộ thùy)
  • Phẫu thuật cắt bỏ phổi: Cắt bỏ toàn bộ phổi
  • Phẫu thuật cắt hình chêm: Cắt bỏ một phần thùy phổi

 

2. Xạ trị

 

Xạ trị tiêu diệt hoặc thu nhỏ các u ung thư phổi bằng cách chiếu tập trung các tia năng lượng cao vào tế bào ung thư. Phương pháp này phá hủy các phân tử tế bào cấu tạo nên tế bào ung thư và làm chết tế bào. Hạn chế của phương pháp này là có nhiều tác dụng phụ.

 

3. Hóa trị

 

Hóa trị sử dụng các chất hóa học mạnh có tác dụng cản trở quá trình phân chia tế bào, dẫn đến chết tế bào. Phương pháp điều trị này nhắm đến tất cả các tế bào phân chia nhanh chứ không chỉ riêng tế bào ung thư. Thuốc sẽ di chuyển trong toàn bộ cơ thể và tiêu diệt cả tế bào u ban đầu cũng như các tế bào ung thư đã lan rộng ra khắp cơ thể. Chính vì thế giống như Xạ trị phương pháp này cũng có nhiều tác dụng phụ.

 

4. Liệu pháp tế bào miễn dịch

 

Liệu pháp tế bào miễn dịch là một trong những phương pháp điều trị ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng đang được chú ý tại Nhật Bản hiện nay. Phương pháp này được xem là phương pháp điều trị thứ 4 sau các phương pháp điều trị truyền thống (Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị), giúp bổ sung những hạn chế của các phương pháp điều trị này.

 

    ĐẶC TRƯNG CỦA ĐIỀU TRỊ TẾ BÀO MIỄN DỊCH

 

Liệu pháp tế bào miễn dịch với hiệu quả kháng ung thư và cải thiện chức năng miễn dịch, được kỳ vọng làm nền tảng cho phương pháp điều trị ung thư đa mô thức.

 

  • Có thể áp dụng cho nhiều loại ung thư và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
  • Phương pháp điều trị ít tác dụng phụ
  • Có thể kết hợp cùng với các phương pháp điều trị khác, kỳ vọng tăng hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ
  • Điều trị ngoại trú, không cần nằm viện

 

Tin liên quan

;